Thức ăn, đồ uống tại ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất đắt một cách phi lý!

Thức ăn, đồ uống tại ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất đắt một cách phi lý!

Mấy năm nay mỗi lần đi nước ngoài tôi luôn quan sát giá thức ăn, đồ uống tại sân bay và so sánh với giá phổ biến trong thành phố. Thông thường thì giá cách biệt khoảng 1.00 – 2.00 lần. Thấp nhất là 1.00 lần, tức là giá sân bay bằng giá thành phố. Đó là những trường hợp thương hiệu chuỗi, franchise. Họ bán ở đâu cũng bằng giá. Còn cao nhất thì sự cách biệt là 2 lần. Giá cả ở sân bay không cách biệt nhiều với giá trong thành phố nên hành khách vào sân bay ăn uống khá nhiều.

Tôi có khá nhiều hình chụp để chứng minh điều này.

Riêng ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất thì sự cách biệt là từ 3.0 – 7.00 lần.

Hình 1, ổ bánh mè que: 1.9 USD (45.000 VNĐ), ổ bánh mì chà bông: 4.3 USD (100,000 VNĐ), bánh croissant ham gà: 7.5 USD (180.000 VNĐ).

Hình 2: Là thương hiệu chuỗi, nhưng giá của Highland trong sân bay cũng cao hơn giá thành phố.

Ly nhỏ: 19K thành 60K, ly vừa 29K thành 70K, ly lớn 39K thành 80K.

Giá này là quá cao so với giá trong thành phố, và cũng cao hơn so với giá đồ ăn thức uống tại sân bay các nước khác.

Giá cao như vậy, nên tỷ lệ khách ăn uống tại sân bay TSN là rất thấp so với các sân bay khác.

Hay lấy 1 ví dụ đơn giản khác. Thu nhập đầu người của Singapore gấp hơn 20 lần Việt nam. Tại sân bay Changi xinh đẹp nhiều tiện nghi ở Singapore, bạn có thể ăn 1 dĩa cơm gà, hay 1 tô mì với giá 100.000 – 120.000 VNĐ. Nhưng bạn cần 2 – 3 lần số tiền đó để được ăn tương tự, tại ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất.

Giải thích cho giá cả mắc mỏ này, “họ” sẽ trả lời là do giá thuê quá cao!?

1. Vậy tại sao giá thuê cao? Nhà nước có thể hỗ trợ không? Vấn đề này khi khác tôi viết.

2. Các cửa hàng trong sân bay, thay vì bán giá quá cao, ít người mua, có thể hạ giá để nhiều người mua. Thay vì bán ổ bánh mì giá 180k, chỉ có 10 người mua, chúng ta bán giá 50k, có thể sẽ có 100 người mua. Doanh số tăng, lợi nhuận tăng, và cửa hàng nhộn nhịp, chúng ta lại bán những món khác.

Những chuyện kiểu như thế này làm cho Việt Nam trở nên khác biệt, lạ lùng đối với du khách. Có thể họ sẽ nói với nhau, ở Việt Nam, cứ có cơ hội là người ta lại làm giàu từ ví của du khách.

Lại có bạn so sánh sân bay quốc tế với

khách sạn, nhà hàng 5 sao và nói rằng khách hành có lựa chọn.

Xin thưa, ga sân bay quốc tế là nơi hành khách phải đến vì không có lựa chọn khác. Sân bay hẳn phải là một phần của dịch vụ công ích. Còn nhà hành xịn, khách sạn 5 sao là nơi khách tự đến để hưởng dịch vụ với giá cao.

Khách sạn, nhà hàng xịn có quyền lấy giá cao miễn là có khách đến. Sân bay thì phải phục vụ công chúng và làm nhiệm vụ chính trị là xây dựng thượng hiệu cho Việt Nam, nên không thể lấy giá cao, chặt chém túi tiền của hành khách như thế!

Bài này tôi viết với mong muốn Việt Nam tốt hơn, chứ không chê bai một cách tiêu cực. Vì vậy các Nick không họ tên, hình cây cỏ chó mèo đừng vào comment gây hấn nha.

Các sếp lớn hãy để tâm vấn đề này nhé.


Thân ái
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính


PS 1: Bạn @Thao Le comment: “Quầy nước cổng số 14, chai nước 165k , em xỉu ngang , để giá USD và tính tiền Việt theo tỉ giá hằng ngày . Trong khi đó mua chai nước suối ở sân bay Changi có 2$”

PS2: Bạn Đỗ Ban comment: “Hôm em ăn ở ga quốc tế sân bay nội bài, 1 bát phở bò là 240k “

** Bài viết được tôi chia sẻ trên Facebook ngày 13/12/2023: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/6972193236201441

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Đọc nhiều

Kết nối với tôi

Hãy gửi cho tôi email của bạn, để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của tôi nhé!

Bài viết liên quan