Đây là bộ trang phục tôi mặc khi dự lễ tốt nghiệp MBA năm 2000. Hồi đó, vừa hoàn tất đủ số môn là là tôi đã về Việt Nam sớm để làm việc nên phải dự lễ tốt nghiệp do trường UTS tố chức tại Singapore. Buổi lễ có mặt đầy đủ các thầy cô trong ban giám hiệu. Riêng khoa Kinh doanh của tôi thì có Giáo sư Ben Hunt Trưởng khoa, chủ nhiệm chương trình MBA, người đã viết cho tôi 1 lá thư recommendation hơn cả tuyệt vời, và thầy Ryan, Director của hãng hàng không Qantas, dạy môn Chiến lược kinh doanh.
Buỗi lễ diễn ra trang trọng và đầy cảm xúc. Các thầy trong trang phục lễ nghi đi một vòng. Những thầy có vị trí cao cầm trượng, trịnh trọng dẫn đầu. Chúng tôi xúng xính trong bộ trang phục tốt nghiệp và hồi hộp chờ gọi tên lên để nhận bằng tốt nghiệp từ các thầy.
Năm 2001, trong phòng làm việc của tôi tại AIA, học tập theo phong cách của các sếp phương Tây, tôi để một số hình cá nhân, trong đó có hình này. Mr Gì đó, tôi đã quên tên, được tập đoàn mẹ AIG cử về hỗ trợ AIA Việt Nam. Anh ấy vào phòng tôi, chào hỏi rồi nói “Trang phục này không đúng chuẩn dành cho MBA”. Rồi anh giảng giải trang phục MBA là phải như thế này. Tôi không rành nên chỉ cười cười, nói có lẻ Úc khác, Mỹ khác. Sau này tôi tìm hiểu thì biết, các trường Đại học rất sáng tạo trong trang phục tốt nghiệp của mình. Không nhất thiết phải giống nhau.
Trở lại vụ trang phục lễ tốt nghiệp của vị Hiệu trường trường ĐH Kinh tế Hà Nội. Lần đầu, được xem ảnh, tôi hơi giật mình, trang phục của vị Hiệu trường có vẻ giống như Đức Giáo Hoàng, hoặc các Giám Mục, chứ không giống trang phục của các thầy Hiệu trưởng trong lễ tốt nghiệp. Có lẻ là do màu áo, và vòng chuỗi hạt. Vì cảm nhận vậy nên tôi cũng có comment vào status của anh LTV là “Một số người khi lên đỉnh cao quyền lực thì họ bị ghiền quyền lực, họ ATSM và đánh mất tri thức, anh Lưu Trọng Văn ạ.”. Comment này không chỉ nói về vị hiệu trưởng trong bộ trang phục giống Đức Giáo Hoàng, mà tôi còn nói về các vị ngáo quyền lực vị trí, ngáo quyền lực ảnh hưởng, ngáo quyền lực tiền bạc….
Sau đó, tôi đọc được bài phát biểu rất ý nghĩa của vị Hiệu trưởng, và nhớ lại câu chuyện trên của mình thì tôi nghĩ lại nghĩ khác. Tôi nghĩ rằng vị hiệu trưởng và Ban giám hiệu trường đại học Kinh tế Hà Nội đã có một sự sáng tạo, một sự đột phá mạnh mẽ nhằm vinh danh sinh viên tốt nghiệp. Nếu không làm như vậy, mãi mãi các trường đại học sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp theo một lối mòn. Nếu như cách đây vài trăm năm, nếu không có những người dám tiên phong thì nay chúng ta đâu có mặc quần tây áo sơ mi. Vấn đề là chúng ta chưa có chuẩn mực về trang phục lễ tốt nghiệp. Và các thầy cũng quên không xem xét kỹ nên bộ trang phục của thầy Hiệu trưởng hơi giống Đức Giáo Hoàng nên bị phê bình, ném đá.
Mà phải nói rằng, càng ngày chúng ta càng giàu có vật chất hơn xưa, nhưng ngày nay, hình như rất nhiều người chứa sẵn một sự bực bội gì đó ở sẵn trong lòng. Có thể là do stress công việc, hay vấn đề gia đình, hay sự không hài lòng về xã hội, hay một bất bình gì đó…nên có chuyện gì đó để phê bình thì mọi người tham gia “ném đá” ngay. Cộng thêm sự muốn nổi tiếng, sự ham like, có người sẵn sàng ném đá trong mọi tình huống. Nói như TVD bạn tôi thì giữ lễ nghi cũ thì cũng bị họ ném đá vì phong kiến, sáng tạo mới copy của Tây thì họ ném đá vì lai căng….
Lại có thuyết âm mưu nói rằng thầy Hiệu trưởng và trường Đại học kinh tế Hà Nội đã lời to, vì PR được trường. Tôi thì nghĩ rằng, chẳng ai muốn PR theo kiểu ồn ào, bị ném đá kiểu đó. Đã vậy còn bị cấp trên – Đại học Quốc Gia nghe MXH chửi thì cũng sợ nên yêu cầu báo cáo, giải trình.
Mà chúng ta cũng thiếu luôn chuẩn mực về vụ yêu cầu báo cáo. Không vi phạm quy định thì báo cáo cái gì bây giờ?
Quay lại cái hình. Bây giờ tôi đã khôn hơn, đã có nhiều trải nghiệm, đã có tiền nhiều hơn hồi xưa, mà nếu tôi được như 70% của cái hình này, thì chắc sẽ có Sugar Babies, em nương tựa thiệt sự, chứ kg chém gió như hiện nay
Thân ái,
Lâm Minh Chánh
Bài viết được tôi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 02/08/2022: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/5352198358200945