CÁC SẢN PHẨM ĐẦU TƯ CƠ BẢN: NGÂN HÀNG, BẢO HIỂM, CHỨNG CHỈ QUỸ, CHỨNG KHOÁN
Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu chuỗi về các sản phẩm đầu tư cơ bản, gồm có: ngân hàng, bảo hiểm, chứng chỉ quỹ, chứng khoán và trái phiếu.
Có những mục gọi là “Danh mục của nhà đầu tư không chuyên”. Nếu mà gọi là đầu tư phòng thủ, đầu tư rủi ro thấp mà lợi nhuận vừa phải, thì chúng ta có:
DANH MỤC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG CHUYÊN:
– Tiết kiệm ngân hàng
– Vàng
– Bảo hiểm nhân thọ
– Trái phiếu Doanh nghiệp
– Chứng chỉ quỹ đầu tư
– Bất động sản
– Chủ Doanh nghiệp/ hùn vốn
– Cổ phiếu trên sàn ( dài hạn )
Quan trọng là, chúng ta “Chỉ đầu tư những gì chúng ta biết rõ!”
Tôi sẽ diễn tả cho các bạn biết về những cái đầu tư mà nó liên quan đến Doanh nghiệp, tới nền kinh tế.
Thứ nhất, để kinh doanh thì Doanh nghiệp phải có tài sản, tài sản của Doanh nghiệp chia làm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn là những gì có thể chuyển thành tiền trong 1 năm. Nó gồm có tiền mặt, những tiền mà đối tác nợ mình, đối tác nhận được hàng của mình mà chưa trả tiền cho mình, cả đối tác mình đưa tiền cho đối tác mà đối tác chưa cung cấp hàng cho mình. Những cái đó nằm trong “Vốn lưu động”, còn có cả hàng tồn kho, nguyên vật liệu, hàng thành phẩm, đó là những Tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn là nhà máy, văn phòng, thiết bị. Nói tóm lại, để kinh doanh thì cần phải có tài sản. Tài sản sẽ đến từ nguồn đầu tiên là “Vốn chủ sỡ hữa”. Vốn chủ sỡ hữu khi mà chúng ta lập công ty thì nó gồm có vốn của chúng ta, vốn của những người thành lập công ty, vốn người sáng lập và chúng ta gọi những người khác tham gia với mình, thì cũng là Vốn chủ sỡ hữu. Nhưng mà khi họ tham gia với mình, họ góp vốn vào mình, nếu mà họ mua được cái mệnh giá, thì nó là “Vốn cổ phần”. Còn nếu mà họ không mua được cái mệnh giá thì sẽ có thêm một phần chênh lệch, gọi là “Vốn thặng dư”.
Khi mà chúng ta làm ra lợi nhuận, chúng ta chia Cổ tức, thì không nói, nhưng nếu chúng ta giữ lại, thì nó cũng nằm trong Vốn chủ sỡ hữu. Nhưng vốn thôi chưa đủ, người ta còn vay thêm vốn để kinh doanh, gọi là “Vốn vay”.
Hầu hết giá trị, vật chất, dịch vụ đều từ Doanh nghiệp mà ra. Như vậy, không có Doanh nghiệp, thì không có nền kinh tế. Thì ở nước ta, các cháu sẽ thấy rằng, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nước ngoài, những Doanh nghiệp nhỏ và một cái đặc biệt của nước ta khác với các nước khác là Doanh nghiệp có vốn của nhà nước.
Thật sự mà nói, thì Doanh nghiệp có vốn của nhà nước ở nước ngoài rất ít, nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ, điều hành đất nước, chứ nhà nước không làm kinh tế. Chỉ trừ một số hạn hữu, một số trường hợp, nhà nước mới trực tiếp kinh doanh.
Các cháu sẽ thấy các nước phát triển, nhà nước hầu như không quản lý trực tiếp Doanh nghiệp. Ở nước ta do có một đặc thù, gọi là Kinh tế kế hoạch, Kinh tế nền bao cấp, là nhà nước quản lý gần hết, sau đấy thì nhà nước mới cho tư nhân vào, cho nước ngoài đầu tư và khuyến khích Doanh nghiệp tư nhân.
Bây giờ, Doanh nghiệp nhà nước sẽ cổ phần hóa, trở thành một Doanh nghiệp tư nhân. Nhưng cổ phần hóa hơi chậm nên nhà nước vẫn còn những Doanh nghiệp rất lớn. Thực chất thì không nên tồn tại nhiều Doanh nghiệp nhà nước, nhà nước không thể hiệu quả bằng Doanh nghiệp tư nhân được. Nếu cùng một nguồn vốn, cùng sự hỗ trợ và những mối quan hệ đó của Doanh nghiệp nhà nước thì Doanh nghiệp tư nhân có thể làm nhiều thứ hơn.
Tóm lại là có 2 thứ, thứ nhất là Doanh nghiệp quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy Doanh nghiệp nhiều dạng, từ Doanh nghiệp kinh doanh hộ cá thể, những Doanh nghiệp tư nhân, những công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ cho tới những công ty cổ phần. Và cũng có những công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, là những Doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
Chúng ta cũng có doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, gọi là doanh nghiệp nước ngoài nhưng thực chất nó vẫn là doanh nghiệp, có điều nếu doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì họ sẽ tạo công ăn việc làm, họ sẽ tạo ra vật chất, nhưng mà lợi nhuận sẽ chạy về nước ngoài, dĩ nhiên họ sẽ tái đầu tư nhưng lợi nhuận vẫn sẽ chạy về nước ngoài.
Ở nước ta thì còn tồn tại Doanh nghiệp nhà nước nhưng nó sẽ từ từ nhỏ lai, vì doanh nghiệp nhà nước sẽ cổ phần hóa để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Thì người dân gửi tiền ngân hàng, ngân hàng cho doanh nghiệp vay, người dân cho doanh nghiệp vay vốn bằng cách mua trái phiếu.
Còn người dân là có thể tham gia vốn chủ sỡ hữu bằng cách góp vốn và điều hành công ty, gọi là chủ doanh nghiệp hoặc người dân có thể góp vốn và không điều hành, ví dụ như có thể các bạn có bạn bè hoặc người quen thì chúng ta góp vốn và không điều hành.
Chúng ta cũng có thể mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán nghĩa là chúng ta cũng góp vào vốn chủ sỡ hữu.
Trường hợp: KHÔNG VAY NỢ
• Tài sản: 10,000,000,000
• Vốn nợ: 0
• Vốn Chủ sỡ hữu: 10,000,000,000
• Lợi nhuận ròng = 2,000,000,000
• Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn Chủ sỡ hữu:
= 2,000,000,000/ 10,000,000,000
=20.00%
Giờ chú sẽ giải thích tại sao phải có vốn vay? Có nhiều người nói thành lập công ty nói có vốn chủ sỡ hữu và vốn của cổ đông là được rồi. Chú sẽ giải thích một trường hợp, là chúng ta không có vốn vay, chỉ có tài sản và vốn chủ sỡ hữu. Toàn bộ tài sản chúng ta có 10 tỷ, vốn nợ bằng 0, vốn chủ sỡ hữu là 10 tỷ, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 10 tỷ là 20%/ năm, là 2 tỷ. Ở đây, tổng tài sản bằng tổng vốn chủ sỡ hữu, thành ra Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu bằng 2 tỷ chia cho 10 tỷ bằng 20%. Trong trường hợp không vay nợ, thì vốn chủ sỡ hữu bằng với tài sản và chúng ta làm ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu là 20%.
Trường hợp: VAY NỢ
• Tài sản: 10,000,000,000
• Vốn nợ: 4,000,000,000 (lãi suất: 12%)
• Vốn Chủ sỡ hữu: 6,000,000,000
• Lợi nhuận ròng chưa trả lãi = 2,000,000,000
• Lãi phải trả = 4,000,000,000*12% = 480,000,000
• Lợi nhuận ròng sau khi trả lãi = 2,000,000,000 – 480,000,000
= 1,520,000,000
• Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn Chủ sở hữu
= 1,520,000,000/ 6,000,000,000 = 25.33%
Vẫn là công ty này, có vốn chủ sỡ hữu 10 tỷ. Nhưng người ta có vốn chủ sỡ hữu là 6 tỷ và có vay nợ 4 tỷ, lãi suất 12%, tổng lại là chúng ta có 10 tỷ. Trường hợp trước vì vốn vay bằng 0, nên vốn chủ sỡ hữu là 10 tỷ, bây giờ chúng ta vay thêm 4 tỷ thì vốn chủ sỡ hữu là 6 tỷ.
Chúng ta làm ra lợi nhuận ròng chưa trả lãi vốn vay thì là 2 tỷ. Thì chúng ta có vốn vay thì phải trả lãi 12%, là chúng ta phải trả 480 triệu. Vậy lợi nhuận ròng sau khi trả lãi sẽ có 2 tỷ trừ 480 triệu bằng 1 tỷ 520. Nhưng Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn Chủ sỡ hữu lại cao hơn, bởi vì chúng ta lấy 1 tỷ 520 chúng ta chỉ chia cho 6 tỷ thôi, như vậy, Tỷ suất lợi nhuận ròng trên Vốn Chủ sỡ hữu là 25.33%.
Trường hợp trước nếu không vay thì nó là 20%, nhờ chúng ta vay nó đã lên tới 25.33%. Tại sao vậy? Bởi vì tiền chúng ta làm ra với tỷ suất lợi nhuận là 20%, mà chúng ta vay lãi suất chỉ có 12%. Nghĩa là trên những đồng vay 4 tỷ, khi đưa vào chúng ta, chúng ta làm ra 20%. Chúng ta vay có 12%, là chúng ta lời 8%, 8% của 4 tỷ là 320 triệu. Tóm lại là khi chúng ta vay, chúng ta làm Tỷ suất lợi nhuận trên cái đồng vốn của chúng ta tăng lên.
Nếu như bây giờ chúng ta vay 6 tỷ, vốn chủ sỡ hữu là 4 tỷ:
• Tài sản: 10,000,000,000
• Vốn nợ: 6,000,000,000 (lãi suất: 12%)
• Vốn Chủ sỡ hữu: 4,000,000,000
• Lợi nhuận ròng chưa trả lãi = 2,000,000,000
• Lãi phải trả = 6,000,000,000*12% = 720,000,000
• Lợi nhuận ròng sau khi trả lãi = 2,000,000,000 – 720,000,000
= 1,380,000,000
• Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sỡ hữu:
= 1,380,000,000/4,000,000,000 = 34.50%
Các cháu thấy không, trường hợp trước là chúng ta không vay gì, chúng ta tạo ra lợi nhuận 20% trên đồng vốn của mình, vay 4 tỷ thì tỷ suất lợi nhuận là 25%, vay 6 tỷ thì chúng ta tạo được 34.5%.
Thành ra cái vay này, nó tạo ra 1 cái gọi là “HIỆU QUẢ CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH”. Thành ra có nhiều người rất ham vay, vay để bỏ vốn ít, để chúng ta tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng mà khi vay nhiều sẽ dẫn tới một cái rủi ro, là nếu như chúng ta làm ăn không thuận lợi, ở trường hợp của chúng ta là vay 12% và kinh doanh được 20%, như vậy nó giúp tạo ra đòn bẩy.
Nhưng lỡ như kinh doanh không đạt được 20%, mà đạt được dưới 12%, thì lúc đó chúng ta sẽ bị thâm vốn, chính vì vậy chúng ta phải vay vừa phải thôi. Trong tài chính doanh nghiệp, sẽ có tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sỡ hữu, giữa vốn vay và vốn chủ sỡ hữu sao cho nó hợp lý. Và chúng ta sẽ tính ra được khả năng chúng ta trả được vốn vay, cái lợi nhuận trả được vốn vay có an toàn hay không, chứ không phải cứ vay để tăng đòn bẩy tài chính lên.
Như vậy, chúng ta đồng ý với nhau rằng doanh nghiệp cần phải vay, bởi vì khi vay chúng ta sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư lên, nhưng không nên vay nhiều quá, nếu chúng ta kinh doanh không thuận lợi thì sẽ phải lấy vốn để trả, trả hoài như vậy chúng ta sẽ bị mất vốn. Khi nãy chúng ta tính chúng ta tạo ra lợi nhuận 20%, vay 12% thì sự cách biệt là 8%. Nhưng ví dụ như chúng ta làm được có 8% thôi, vay 12% thì chúng ta bị mất 4%, sẽ phải lấy vốn ra trả, nhiều quá thì sẽ thâm vào vốn khiến vốn giảm dần và khi hết vốn thì gọi là phá sản.
DOANH NGHIỆP CẦN CẢ VỐN CHỦ SỠ HỮU VÀ VỐN VAY
Vốn vay sẽ đến từ thứ nhất là ngân hàng, ngân hàng là những trung tâm tài chính, đứng giữa những người dư vốn và những người cần vốn. Những người dư vốn gửi tiền vào ngân hàng, họ có thể gửi 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn, họ có thể dùng ngân hàng như một phương tiện thanh toán, trường hợp đấy chúng ta không nói.
Chúng ta đang nói về cái tiền họ gửi không kì hạn, ngân hàng sẽ cho những cái thực thể cần tiền, người dân cũng cần tiền, người dân vay tiền để mua nhà, mua xe nhưng ở đây chúng ta đang nói về doanh nghiệp vay.
Doanh nghiệp vay để tạo ra vốn vay, vốn vay rất quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Như vậy người dân gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Như vậy, một sản phẩm đầu tư rất quan trọng đó là chúng ta gửi tiền vào ngân hàng.
Ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao hơn mà chúng ta gởi cho ngân hàng, ví dụ như ngân hàng cho doanh nghiệp vay 10%, chúng ta gởi vào ngân hàng 6%, thì sự khác biệt 4% đó ngân hàng sẽ tính vào các chi phí như là chi phí quản lý doanh nghiệp, một cái chi phí rất quan trọng đó là chi phí để trả các nợ xấu. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại và trả hết nợ cho ngân hàng, sẽ có những doanh nghiệp không trả được nợ và ngân hàng phải xếp vào cái nợ xấu, đến khi họ không trả được thì nợ xấu trở thành chi phí.
Sự khác biệt giữa lãi mà ngân hàng huy động trừ đi cái lãi cho vay, thì ngân hàng sẽ dùng để trả chi phí và là lợi nhuận của ngân hàng. Một dạng nữa doanh nghiệp có thể vay trực tiếp từ người dân đó là phát hành trái phiếu, dĩ nhiên là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phát hành trái phiếu.
Doanh nghiệp phải có uy tín, nó có những cái luật về phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra cho người dân, người dân mua trái phiếu đó thì là người dân cho doanh nghiệp vay.
Trái phiếu là gì? Trái phiếu là một tờ giấy, 1 cái giấy chứng nhận rằng tôi nợ anh. Ví dụ như doanh nghiệp phát hành trái phiếu là 3 năm, 100 triệu, lãi 9%, thì khi người dân mua trái phiếu 100 triệu đấy thì doanh nghiệp sẽ vay của người dân 100 triệu, và cứ cuối mỗi năm doanh nghiệp sẽ phải trả cho người dân 9% là 9 triệu. Hết 3 năm, doanh nghiệp sẽ trả lại 100 triệu đó.
Như vậy cuối mỗi năm người dân nhận được 9 triệu và cuối năm 3 sẽ có tiền gốc 100 triệu. Thì về nguyên tắc, là doanh nghiệp vay thẳng người dân, không thông qua ngân hàng. Thông qua ngân hàng thì phải có cái phí, phí để quản lý ngân hàng và là lợi nhuận ngân hàng. Vay thẳng như vậy, về mặt nguyên tắc thì người dân sẽ lợi hơn. Doanh nghiệp khi mà vay của người dân thì sẽ tốn tiền phát hành trái phiếu, dĩ nhiên chi phí đó sẽ chạy vô chi phí của dòng tiền.
Người dân mua trái phiếu thì lãi suất phải cao hơn ngân hàng, nhưng rủi ro cũng cao hơn ngân hàng. Trái phiếu có thể từ 7% lên 7.5% lên 12% và có nhiều doanh nghiệp phát hành 13-14%. Nhưng nếu chúng ta chạy theo lãi suất cao, chúng ta mua trái phiếu lãi suất 13-14% thì sẽ có nguy hiểm, bởi vì những doanh nghiệp đấy họ không vay được với mức 10%, họ phải vay đến mức 13-14%. Nghĩa là họ không đủ mạnh về tài chính để vay với mức thấp hơn. Như vậy, khi tôi cho anh vay với mức cao hơn, đồng nghĩa với việc tôi đã chấp nhận rủi ro.
Người dân sẽ đóng góp vào vốn chủ sỡ hữu như thế nào? Cách đầu tiên là mình trực tiếp góp vốn và điều hành, đó là khởi nghiệp đó. Chúng ta là chủ doanh nghiệp kiêm giám đốc điều hành. Thứ hai là chúng ta góp vốn mà chúng ta không điều hành, nghĩa là chúng ta hùn vốn vô công ty của bạn bè, người quen, gia đình rồi hằng năm họ sẽ báo cáo kết quả cho chúng ta, họ sẽ trả lợi tức cho chúng ta, có năm làm ăn được thì trả, không làm ăn được thì không trả, cái đó gọi là góp vốn không điều hành.
Những doanh nghiệp mà làm ăn tốt, những doanh nghiệp mà thỏa mãn được điều kiện của ủy ban chứng khoán, họ mới lấy cái vốn chủ sở hữu này, sẽ được chia ra, thay vì tính theo trăm triệu, trăm tỷ, thì họ chia ra 10 ngàn đồng/cổ phiếu như vậy.Và 10 ngàn đồng đấy họ mới đưa lên sàn chứng khoán, để mọi người mua bán lại cái 10 ngàn đó. Thì chúng ta có thể góp vào cái vốn chủ sở hữu đấy bằng cách mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Nhưng mà khi đưa lên sàn, giá cổ phiếu nó sẽ lên xuống. Tại sao giá cổ phiếu lên xuống? Có nhiều lí do, lí do cơ bản đầu tiên là giá cổ phiếu thể hiện giá trị của doanh nghiệp, nó gọi là giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Như vậy giá trị nội tại mà thay đổi, nó dựa vào lợi nhuận do công ty tạo ra. Thì nếu có những thông tin tốt đẹp về doanh nghiệp, tức là giá trị của doanh nghiệp tăng lên, thì giá cổ phiếu sẽ tăng, đó là lí do cơ bản nhất. Còn nhiều thứ liên quan đến giá cổ phiếu, ví dụ như là tin đồn, cái việc mà doanh nghiệp làm ăn lợi nhuận tăng lên hay là làm ăn yếu đi, chưa chắc đúng, người ta tạo ra tin đồn, thì tin đồn đó cũng tạo ra giá cổ phiếu lên xuống.
Chẳng hạn như là sự bi quan của nhà đầu tư, như là Covid tới, các doanh nghiệp sản xuất không được, thì giá cổ phiếu xuống. Dĩ nhiên là Covid ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng, có doanh nghiệp sẽ được lợi, nhưng mà nghe tin như vậy, cổ phiếu sẽ xuống. Và thị trường hay bị phản ứng thái quá, từ 100 điểm nó xuống 90 điểm là vừa nhưng nó xuống 70-80 điểm, đó là do bi quan thái quá.
Rồi như là thị trường nhận được tin rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn, Covid không đáng sợ như thế, thì cổ phiếu sẽ đi lên. Thì nó dựa vào niềm tin, tin đồn của các nhà đầu tư. Hồi nào giờ ít người tham gia chứng khoán nhưng mà lãi suất ngân hàng thấp quá, nhiều người mới mở tài khoản chứng khoán để tham gia, như vậy nguồn tiền nhiều hơn, nguồn tiền nhiều hơn thì nhu cầu tăng lên, cung thì vẫn những số cổ phiếu đấy, làm giá cổ phiếu đi lên.
Hoặc là nói những nhà đầu tư nước ngoài, họ thấy ghét cổ phiếu quá, họ bán ra để rút tiền đi, cái luồng tiền ít đi, thì giá cổ phiếu cũng đi xuống. Đấy là những cái ví dụ cơ bản khi mà đưa cổ phiếu lên sàn thì giá sẽ nhảy lên nhảy xuống rất ngẫu nhiên, không nhất thiết phải theo giá trị của doanh nghiệp.
Thì khi mà chúng ta đầu tư, có 2 dạng, một là chúng ta đầu tư ngắn hạn, gọi là “lướt sóng” đó, gọi là kinh doanh, tiếng Anh gọi là “Trading”, là chúng ta mua nghĩ rằng giá sẽ tăng, đợi giá lên chúng ta bán kiếm lời. Lỡ mà ví dụ như chúng ta phán đoán sai, giá xuống, chúng ta lỗ, nhưng việc đấy xảy ra trong thời gian ngắn 5-10 ngày, 1-2 tuần, nhiều người bị “ngược sóng” giữ lâu lắm là vài tháng.
Khi chúng ta mua như vậy là chúng ta có tham gia vào làm cổ đông công ty vài ngày, vài tuần, vài tháng và những người mua bán như vậy không quan tâm lắm đến công ty. Nhưng còn một cách nữa là chúng ta đầu tư mua cổ phiếu dài hạn. Là chúng ta mua cổ phiếu và chúng ta nắm giữ dài hạn, như là cổ đông của công ty vậy.
Thì chúng ta thấy là ở ngoài xã hội có rất nhiều doanh nghiệp tốt, chúng ta muốn hùn vốn không được. Bạn bè mình làm ra công ty tốt, lúc mà bắt đầu làm thì mình không tham gia, đợi làm tốt thì muốn tham gia bằng mệnh giá, thì tất nhiên là không được cho. Thậm chí mình mua giá tốt hơn mấy lần cũng chưa chắc, bởi vì doanh nghiệp của nó đã tốt quá rồi. Nhưng mà trên sàn chứng khoán có nhiều doanh nghiệp tốt như vậy, 800 công ty doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhưng người ta cứ mua bán ngắn hạn, mà không nghĩ đến chuyện hùn vốn cho công ty đó.
Như vậy, chúng ta bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm ra doanh nghiệp tốt để chúng ta đầu tư vào. Mấu chốt ở đây là chúng ta phải tìm ra được thế nào là doanh nghiệp tốt, chúng ta phải hiểu về tài chính doanh nghiệp để tìm ra. Thứ hai, chúng ta phải tính ra được giá trị của doanh nghiệp đó, cái giá trị nội tại của doanh nghiệp đó, lấy giá trị nội tại đó chia cho số cổ phiếu ra giá trị nội tại cổ phiếu. Là chúng ta chỉ mua khi mà giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó thấp hoặc bằng với giá trị nội tại thôi. Chúng ta mua cao hơn là chúng ta bị hố. Làm được là chúng ta đã có lãi đầu tư dài hạn.
Như vậy, người dân tham qua vào vốn chủ sở hữu qua ba hình thức. Thứ nhất là góp vốn và điều hành trực tiếp, là chủ doanh nghiệp, thứ hai là góp vốn và không điều hành, thứ ba là mua cổ phiếu trên sàn.
Mua cổ phiếu trên sàn thì chia thành hai dạng là mua ngắn hạn và mua dài hạn. Mua ngắn hạn là chúng ta mua rồi bán, chúng ta chỉ là người tạm thời góp vốn, còn nếu chúng ta nắm giữ dài hạn thì chúng ta là người góp vốn lâu dài với doanh nghiệp.
Hình thức đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư là gì?
Thay vì chúng ta mua trái phiếu, cổ phiếu trên sàn, chúng ta không có khả năng, không có kiến thức, không có thời gian để theo dõi, thì cái quỹ đầu tư họ làm được những chuyện đấy. Khi chúng ta mua chứng chỉ quỹ, họ nhận tiền của chúng ta để họ đầu tư vào cổ phiếu, vào trái phiếu, dĩ nhiên là mỗi cái quỹ sẽ có nguyên tắc. Có quỹ nó thận trọng, thì tỷ suất lợi nhuận thấp, 8-12% nhưng mà nó không có rủi ro. Cũng có quỹ là nó tăng trưởng, người ta mua những cái cổ phiếu có sự tăng trưởng. Ở dây chúng ta mua chứng chỉ quỹ nghĩa là chúng ta nhờ cái quỹ đấy đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu cho chúng ta.
Một hình thức nữa là mua bảo hiểm nhân thọ, phí mà chúng ta mua chia thành hai loại, một loại là để bảo vệ rủi ro, một loại là cũng đi đầu tư giống chứng chỉ quỹ hay là ngân hàng.
Chúng ta có phương thứ đầu tư cơ bản nhất là ngân hàng, như vậy thông qua ngân hàng chúng ta đã cho doanh nghiệp vay, hỗ trợ vào vốn vay của doanh nghiệp. Phương thức thứ hai là chúng ta mua trái phiếu trực tiếp của doanh nghiệp, là chúng ta cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp vay. Phần mà góp vốn vào vốn chủ sở hữu là có ba phương thức, là góp vốn và điều hành, góp vốn không điều hành và mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Mua cổ phiếu thì có ngắn hạn và dài hạn. Rồi chứng chỉ quỹ đầu tư là chúng ta nhờ cái quỹ đấy dùng tiền của chúng ta mua trái phiếu, mua cổ phiếu để nó sinh sôi tiền. Bảo hiểm nhân thọ thì đóng hai vai trò, bảo hiểm và tích lũy, hay gọi là đầu tư. Thì với vai trò tích lũy, nó giống như ngân hàng, giống chứng chỉ quỹ đầu tư, khi chúng ta mua bảo hiểm nhân thọ là chúng ta có một số tiền để bảo hiểm nữa và mua bảo hiểm nhân thọ thường người ta bắt chúng ta cam kết dài hạn. Thì đó là những sản phẩm: ngân hàng, trái phiếu, bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ quỹ đầu tư và cổ phiếu, đó là năm hạng mục đầu tư cơ bản.
Hỏi – Đáp:
“Chú cho cháu hỏi tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu như thế nào là an toàn?”
– Không có một câu trả lời chính xác, nhưng đến mức 70% vốn vay trên tài sản là chúng ta phải lo lắng rồi, 60% thôi. Và nó có một cái thông số, chúng ta lấy lợi nhuận chưa trả lãi vay chia cho lãi vay phải trả để xem là chúng ta trả được bao nhiêu lần lãi, được 4-5 lần sẽ là ổn, nhiều doanh nghiệp được có 1-2 lần thì sẽ là lo lắng.
“Cho cháu hỏi kênh đầu tư nào là rủi ro nhất vậy ạ?”
– Kênh đầu tư rủi ro cao nhất là kênh đầu tư lừa đảo, là họ sẽ nói với cháu những cái đầu tư rất hay ho nhưng họ lừa đảo, để tránh thì các cháu phải nắm vững kiến thức.
Thân ái,
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính
Bài viết được tôi chia sẻ trên trang