Phần mềm thẩm định người vay tiền dựa vào thông tin trên Mạng xã hội!
Năm 2017, bạn ấy đang là ngôi sao khởi nghiệp Fintech: cho vay ngang hàng.
Chương trình Quốc gia Khởi nghiệp VTV mời tôi tham gia trò chuyện và đối thoại với bạn về mô hình mà bạn đang triển khai.
Tôi có tranh luận với bạn các điểm sau:
- Điểm 1: Mô hình của bạn không hẳn là cho vay ngang hàng Peer to Peer. Mà bạn lợi dụng danh nghĩa Fintech để hoạt động tương tự như ngân hàng số. Tức là bạn đứng ra nhận tiền của những người cho vay rồi cho người cần tiền vay lại. Khách hàng của bạn là khách hàng dưới chuẩn, tức là khách hàng mà ngân hàng từ chối.
- Điểm 2: Bạn không dùng tài khoản công ty mà lại dùng tài khoản cá nhân để giao dịch. (Sau này bạn đã dùng TK công ty)
- Điểm 3: Bạn thẩm định người vay dựa vào dữ liệu trên internet và mạnh xã hội. Vì điểm 1 và 2 thuộc về pháp lý nên tôi chỉ cảnh báo mà không tranh luận nhiều.
Điểm 3 thì tôi tranh luận rất găng.
Luận điểm của tôi: Các ngân hàng khi cho vay tín chấp thì thẩm định hồ sơ rất cẩn thận. Họ dựa vào mức thu nhập, giao dịch lịch sử với ngân hàng, điểm tín dụng CIC để thẩm định khả năng trả nợ gốc và lãi vay của đối tượng… rồi mới quyết định cho vay.
Còn bạn thì không dùng những thông tin xác đáng đó. Bạn dùng những thông tin trên internet, mạng xã hội để thẩm định và ra quyết định cho vay. Tôi nói tôi không tin thông tin trên internet và mạng xã hội đủ để bạn thẩm định khả năng trả nợ gốc và lãi vay của đối tượng. Rất nhiều người không chia sẻ thông tin. Rất nhiều người chia sẻ thông tin cường điệu về bản thân. Mà ngay cả khi đối tượng chia sẻ nhiều thông tin đúng về bản thân, thì chúng ta cũng không thể dựa vào đó mà đánh giá hạn mực tín nhiệm của họ.
Tôi nói: Cho tôi 1 ngày để thẩm định một người nào đó follow facebook của tôi, để xác định xác suất trả nợ vay của họ, Tôi cũng không thể đưa ra nhận định chính xác. Vậy thì làm sao phần mềm của bạn có thể thể thẩm định người vay trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Các công ty cho vay tiêu dùng dùng người thẩm định người vay mà còn hứng chịu rủi ro cao. Họ phải nâng lãi suất lên đến mức 40% – 99%/ năm, và đòi nợ ráo riết thì mới có thể bù rùi ro.
Trong khi đó công ty của bạn thẩm định nhanh bằng phần mềm thì mức rủi ro sẽ cao hơn nhiều lần.
Vậy mà trong cuộc phỏng vấn, bạn cứ cãi với tôi là bạn tin vào phần mềm của bạn sẽ thẩm định được.
Mấy hôm nay, có nhiều người in box cho tôi về tình hình công ty bạn. Rất căng thẳng.
Theo biên bản cuộc họp ngày 28/4/2023 giữa công ty bạn và đại diện các nhà đầu tư, thì công ty của bạn đang có tổng mức nợ quá hạn hơn 30 ngày từ người vay là 370 tỷ.
Công ty bạn đang “tạm” giữ của các nhà đầu tư 389 tỷ. Mà nếu công ty bạn không thu hồi được nợ quá hạn từ người vay thì sẽ không có tiền để trả lại cho nhà đầu tư. Họ đang như ngồi trên đống lửa, vì tình hình thu nợ không khả quan, và bạn thì đi chữa bệnh dài hạn.
Trường hợp này, không hẳn là lừa đảo. Mà là quá tự tin nên mới khởi nghiệp một startup rủi ro cao như vậy. Vấn đề là nhiều nhà đầu tư, nghe theo bạn, mà mất những số tiền lớn.
Tôi gọi là xây ước mơ “điên rồ” bằng tiền của người khác.
** Hình không liên quan: Tôi đang chia sẻ về “Lãnh đạo sự thay đổi” với BGD và các Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng, đang tăng trưởng mạnh.
Thân ái
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính
** Bài viết được tôi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của tôi ngày 31/05/2023:
https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/6276063135814458