Phần 3. Tại sao Doanh nghiệp lại chia cổ tức bằng cổ phiếu? Và tác động của việc này đối với giá tham chiếu của cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, lại có một chuyện khá lạ nữa so với nhiều thị trường khác là nhiều doanh nghiệp rất thích phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho một nhóm cổ đông chiến lược, một nhóm cổ đông khác …Tại sao họ làm như vậy và tác động của việc này đối với giá tham chiếu của cổ phiếu, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như thế nào?

TRƯỜNG HỢP 4: DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RIÊNG LẺ CHO CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC, CỐ ĐÔNG KHÁC.

Bà Ngoại: Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn giá hiện tại thì có phải giá tham chiếu cổ phiếu của cổ phiếu cũng sẽ giảm xuống?

Chú Ba: Dạ đúng. Những cổ phần mới được phát hành với giá thấp hơn sẽ làm cho giá trung bình giảm hơn giá cũ.

Bà Ngoại: Như vậy nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn cho các cổ đông khác thì các cổ đông hiện hữu sẽ bị thiệt thòi quyền lợi.

Chú Ba: Chính xác là như vậy. Cổ đông công chúng, cổ đông hiện hữu sẽ bị thiệt thòi quyền lợi. Tuy vậy, trong một số trường hợp, Hội đồng Quản trị vẫn thuyết phục cổ đông duyệt cho họ phát hành cổ phiếu riêng lẻ dành cho cổ đông chiến lược, cổ đông khác với kỳ vọng là nhóm cổ đông này sau khi được hưởng những ưu đãi đó sẽ đem lại những giá trị cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tức là về lâu dài, giá sẽ lên lại.

Ví dụ: Doanh nghiệp OPQ có 1,000,000,000 cổ phần lưu hành. Giá đóng cửa ngày trước ngày GDKHQ là 41,500 VNĐ.

Doanh nghiệp OPQ phát hành riêng lẻ 100,000,000 cổ phần, với giá 25.000 VNĐ cho cổ đông hiệu hữu.

– Như vậy doanh nghiệp OPQ sẽ có thêm số vốn cổ phần là = 100.000.000 cổ phần * 10.000 VNĐ/cổ phần = 1.000.000.000.000 VNĐ

– Và có thêm thặng dư vốn = 100.000.000 cổ phần * 15.000 VNĐ/cổ phần =1.500.000.000.000 VNĐ

– Vốn hóa thị trường, trước khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ = 1.000.000.000 cổ phần*41.500 VNĐ = 41.500.000.000.000 VNĐ.

– Vốn hóa thị trường, sau khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ = 41.500.000.000.000 VNĐ + 2.500.000.000.000 VNĐ = 44.000.000.000.000 VNĐ.

Số cổ phiếu, sau khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ = 100.000.000 cổ phần + 10.000.000 cổ phần = 110.000.000 cổ phần

Giá tham chiếu cổ phiếu OPQ vào sáng ngày GDKHQ = 44.000.000.000.000 VNĐ / 110.000.000 cổ phần = 40.000 VNĐ / cổ phần.

Ghi chú: Trong trường hợp này, chúng ta không điều chỉnh giá đóng cửa, vì cổ đông không được sở hữu quyền lợi tiềm ẩn nào khác, ngoài sự thay đổi về giá cổ phiếu.

** Các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp OPQ được lời

Giả sử: Nguyễn Văn C là cổ đông được mua 1.000.000 cổ phần phát hành riêng lẻ này của doanh nghiệp.

– Số tiền mà C phải trả bằng = 1.000.000 cổ phần x 25,000 VNĐ cổ phần= 25.000.000.000 VNĐ

– Giá trị số cổ phần C sở hữu vào sáng ngày GDKHQ = 1.000.000 cổ phần x 40.000 VNĐ/CP = 40.000.000.000 VNĐ

– Tỷ suất lợi nhuận sáng ngày GDKHQ = (40.000.000.000 – 25.000.000.000) / 25.000.000.000 = 60%

– Như vậy C lời: 60% ngay khi vừa được mua cổ phiếu ưu đãi.

** Các cổ đông đại chúng khác của doanh nghiệp OPQ bị lỗ ngay lúc đó vì giá thị trường của cổ phiếu bị giảm

Giả sử cổ đông Lê Thị D có 1.000 cổ phần.

– Giá trị số cổ phần D sở hữu vào chiều trước ngày GDKHQ = 1.000 x 41.500 = 41.500.000 VNĐ

– Giá trị số cổ phần D sở hữu vào sáng ngày GDKHQ = 1.000 x 40.000 = 40.000.000 VNĐ

– Tỷ suất lợi nhuận trong ngày GDKHQ = (40.000.000-41.500.000)/41.500.000 = -3.61%

– Như vậy D bị lỗ -3.61% ngay khi công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhóm cổ đông khác.

Ghi chú:

Như chúng ta đã thấy, cổ đông hiện hữu sẽ bị thiệt hại ngay sau khi doanh nghiệp pháp hành cổ phiếu giá ưu đãi cho nhóm cổ đông khác.

Nhưng Hội đồng Quản trị một số công ty vẫn thuyết phục cổ đông cho phép họ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông chiến lược vì họ kỳ vọng nhóm cổ đông này sau khi được hưởng những ưu đãi đó sẽ đem lại những giá trị cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Điều đáng nói là có những trường hợp, chủ tịch, các thành viên HĐQT hay Ban Giám đốc lại “luồn” người vào những cổ đông chiến lược này, để hưởng cổ phiếu ưu đãi. Tức là họ vị phạm Corporate Gorvernance (Quản trị công ty). Do đó cổ đông cần phải tỉnh táo để nhận ra những doanh nghiệp chơi trò rút ruột cổ đông.

Bài sau tôi sẽ viết về trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ESOP – cổ phiếu thưởng dành cho nhân viên.

Các bạn muốn đọc tiếp thì tương tác nhé.


Thân ái
Lâm Minh Chánh


» Những bài viết này được trích trong sách “Đầu tư Chứng khoán: Chơi trò may rủi hay Tích lũy Tài chính”

Các bạn có thể xem lại phần 1 và phần 2 tại đây nhé! 

» Bài viết được tôi chia sẻ trên trang facebook cá nhân ngày 9/1/2023: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/5825057634248346

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Đọc nhiều

Kết nối với tôi

Hãy gửi cho tôi email của bạn, để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của tôi nhé!

Bài viết liên quan