MỘT SỐ NGÂN HÀNG KHÔNG CHỈ PHÂN PHỐI TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CHO DÂN, MÀ CŨNG MUA TRÁI PHIẾU NỮA.
** Có bạn hỏi: Sao ngân hàng không cho vay mà lại mua trái phiếu doanh nghiệp.
LMC trả lời: Không phải NH nào cũng mua trái phiếu. Bạn xem hình trong Báo cáo mới nhất về ngành Ngân hàng, ngày 21/9/2022 của công ty VNDS, có những NH không mua trái phiếu, có những ngân hàng chỉ mua 1%-3%, có những NH mua đến 11%, 13% trên tổng tín dụng.
** Hỏi: Mà tại sao NH không cho vay mà mua trái phiếu.
Đáp: Cái đó bạn phải hỏi các NH đó. Có thuyết âm mưu cho rằng nguyên nhân chính của việc này là do NHNN siết room tín dụng, đặc biệt là room tín dụng Bất Động Sản, nên hai bên cùng lách như thế. NH mua trái phiếu của DN cũng tương đương cho DN vay.
Ghi chú: về nguyên tắc thì dư nợ tín dụng được tính bao gồm cả cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng thuyết âm mưu vẫn cho rằng các NH có thể lách được phần TPDN.
** Hỏi: vậy tương lai thì thế nào?
Đáp: NHNN vẫn thắt chặt room tín dụng. Còn việc phát hành trái phiếu của DN sẽ trở nên rất khó. Theo nghị định Nghị định 65/2022/NĐ-CP, quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế do Chính phủ ban hành 16/9/2022, thì các DN sẽ khó mà phát hành được trái phiếu như trước đây.
** Hỏi: Vậy NH sẽ bị mất số tiền mua trái phiếu nếu DN mất khả năng chi trả, phá sản.
Đáp: Cũng khó nói. NH họ luôn biết cách nắm cán. Có thể họ giữ tài sản đảm bảo của DN phát hành trái phiếu.
** Hỏi: Còn người dân mua trái phiếu mà DN tèo thì sao.
Đáp: Về nguyên tắc mà nói, thì có những trường hợp sau
1) Trái phiếu có đảm bảo tài sản thật (không phải BĐS trên giấy, hoặc cổ phần của công ty phát hành) thì ổn.
2) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản dỏm thì còn được bao nhiêu thì chia theo tỷ lệ chủ nợ.
3) Trường hợp NN xác định là lừa đảo, thì những người lừa đảo vừa bị ở tù, vừa phải có trách nhiệm trả nợ trên số tài sản mà NN thu được.
Nguyên tắc là như thế. Còn diễn biến thế nào thì thực tế hồi sau sẽ rõ nhé.
** Hỏi: Vậy người dân làm gì để tránh rủi ro.
Đáp: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy luôn nhớ câu “Phải hiểu rõ mình mua cái gì, đầu tư vào tài sản nào”, và ““Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao”. Phải hiểu rõ rủi ro rồi mới đầu tư.
- Ghi chú 1: Tôi xin phép giấu tên các NH, vì tôi không nhằm mục đích thảo luận, khen chê ngân hàng nào trước công chúng. Nhưng đối với học viên lớp cập nhật đầu tư BizUni thì tôi sẽ full không che + những phân tích
- Ghi chú 2: Không có SCB trong danh sách này. SCB là một ngân hàng đặc biệt. Ít khi nằm trong danh sách các NH được các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán phân tích.
- Ghi chú 3: Bạn muốn biết thêm những kiến thức thường thức về đầu tư thì đọc comment nhé
» Bài viết được tôi chia sẻ trên trang facebook cá nhân ngày 15/10/2022: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/5569016479852464