Chia cổ tức hay không chia cổ tức?
Cổ tức có ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đông hay không?
Chuyện ngân hàng Sacombank:
Trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2022, cổ đông của ngân hàng Sacombank, mã cổ phiếu STB chất vấn HDQT tại sao không chia cổ tức cho cổ đông từ 16/10/2015 đến nay. Và clip về vấn đề này trở thành 1 clip hot trên MXH.
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về đề tài “Cổ tức với lợi nhuận của cổ đông”
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần. Cổ tức có thể được trả dưới hình thức tiền mặt, cổ phần hoặc tài sản khác từ chính nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi công ty đã thực hiện hết các nghĩa vụ về tài chính.
***** Về cơ bản, lợi nhuận của cổ đông (nhà đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp) gồm 2 phần: cổ tức và giá cổ phiếu tăng.
** Đối với doanh nghiệp chưa niêm yết, thì cổ đông không có thể bán cổ phiếu, cũng không biết giá cổ phiếu là bao nhiêu, nên họ chỉ trông mong vào cổ tức. Doanh nghiệp chưa niêm yết nhất thiết phải chia cổ tức cho cổ đông.
** Đối với doanh nghiệp niêm yết, thì có 2 quan điểm, hai cách làm khác nhau.
– Quan điểm 1: chia cổ tức. Trong trường hợp này, lợi nhuận của cổ đông gồm có 2 phần: cổ tức và sự tăng giá của cổ phiếu. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều chọn cách chia cổ tức cho cổ đông. Không chỉ chia cổ tức bằng tiền như là một cách phân phối lợi nhuận, mà nhiều doanh nghiệp còn chia cổ tức bằng cổ phiếu. Chia cổ tức bằng cổ phiếu, về mặt nghiệp vụ là dùng lợi nhuận giữ lại để mua cổ phần. Tức là tiền vẫn ở lại với công ty, tổng vốn chủ sở hữu không đổi. Chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ nhằm mục đích làm giá cổ phiếu rẻ hơn, làm cho nhà đầu tư “dễ” mua hơn. Tôi nhắc lại hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều tìm cách chia cổ phiếu bằng tiền hay cổ phiếu cho doanh nghiệp.
Đây là lịch chia cổ tức của ACB từ ngày 16/10/2015 đến nay.
Giá cổ phiếu ACB: Giá ngày 28/4/2023: 24.450 VNĐ/cổ phần, Giá đóng cửa ngày 16/10/2015 là 20.700.000/cổ phần. Nhưng giá đóng cửa điều chỉnh, tức là đã tính đến cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu, của ACB vào ngày 16/10/2015 là: 6.200.000 VNĐ/cổ phần.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của ACB năm = 17.52%, trong đó phần giá tăng = 1,98% phần cổ tức = 15.54%
– Quan điểm 2: không cần chia cổ tức. Những doanh nghiệp theo quan điểm này cho rằng, lợi nhuận do doanh nghiệp tạo ra, sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và vì thế sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng lên tương ứng. Lợi nhuận của cổ đông là sự tăng giá của cổ phiếu. Cổ đông muốn nhận lợi nhuận từ đầu tư thì cứ việc bán bớt cổ phiếu ra.
Ví dụ: Mã GOOG của doanh nghiệp Alphabet. DN này không chia bất kỳ cổ tức dạng nào các. Tỷ suất lợi nhuận của cổ đông thể hiện hết trong giá.
Giá đóng cửa ngày niêm yết 19/8/2004 = 2,50 USD / cổ phần.
Giá đóng cửa ngày 3/5/2023 = 106,22 USD / cổ phần.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm của GOOG = 21,20% / năm
Không chỉ GOOGle mà những danh nghiệp như Meta (Facebook), Amazon, Tesla …và nhiều doanh nghiệp không chia cổ tức. Và giá của cổ phiếu ngày càng cao theo thời gian. Cổ đông muốn có tiền tiêu dùng thì cứ bán bớt cổ phiếu ra thôi.
Như vậy, với doanh nghiệp niêm yết thì chia cổ tức hay không chia cổ tức, không phải là vấn đề. Mà vấn đề là doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả không, giá trị doanh nghiệp có tăng trưởng hay không.
Trở lại vấn đề của Sacombank. Giá cổ phiếu ngày 16/10/2015 của STB là 14.800.000/cổ phần, (giá đóng cửa điều chỉnh cũng bằng giá này, vì từ ngày 16/10/2015 đến nay, STB không chia cổ tức), giá ngày 28/4/2023: 25.300 VNĐ / cổ phần. Tính ra chúng ta sẽ thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân = 6,5%/năm. Còn thua lãi suất ngân hàng. Đầu tư cổ phiếu mà còn thua lãi suất gởi ngân hàng. Đây hẳn là nguyên nhân chính làm cho cổ đông Sacombank bực tức.
Nhưng nếu, trong thời gian quá Sacombank chia cổ tức, thì giá của Sacombank sẽ giảm tương ứng với cổ tức đã được chia. Trong 8 năm qua tỷ suất lợi nhuận của cổ đông Sacombank là 6,5% / năm thì về mặt nguyên tắc, chia cổ tức hay không chia cổ tức, sẽ không làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận này. Vấn đề là Sacombank cần tăng trưởng lợi nhuận, tạo thêm giá trị kinh tế, khi đó tỷ suất lợi nhuận của cổ đông sẽ tăng lên.
Nói tóm lại, nói tóm lại, vấn đề chính không phải là chia cổ tức hay không chia cổ tức mà là doanh nghiệp có tạo ra giá trị thêm hay không? Khi doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả (ROE cao) và lợi nhuận tăng trưởng thì lợi nhuận của cổ đông cũng sẽ “ổn”, bất chất việc chia hay không chia cổ tức.
Vậy nhé các bạn.
Tôi chào các bạn, và hẹn các bạn vào những clip sau nhé.
Thân ái
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính
** Bài viết được tôi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của tôi ngày 15/05/2023: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/6220522168035222