Quản lý tài chính cá nhân, gia đình.

Nếu như cuốn sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” của chú Ba tài chính Lâm Minh Chánh, đã phát hành 50,000 cuốn, cung cấp những nội dung khái niệm về tài chính cá nhân, tài chính gia đình giúp cho người đọc hiểu và có những nhận thức sâu sắc về tài chính cá nhân, gia đình, thì cuốn sách, khóa học “Quản lý tài chính cá nhân, gia đình” sẽ mang tính thực hành. Người đọc sẽ tự đánh giá tình hình tài chính của cá nhân, gia đình, xác định mục tiêu tài chính và lên kế hoạch thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân, gia đình.

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Quản lý tài chính cá nhân giúp chúng ta sử dụng đồng tiền, quản lý tài chính hiệu quả nhất nhằm có một cuộc sống tương xứng với năng lực, sự cố gắng của mình và giảm thiểu được những rủi ro luôn xảy ra trong cuộc sống.

Quản lý tài chính cá nhân là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của bản thân hoặc gia đình. Quản lý tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính quan trọng như: Tăng thu thập, giảm chi tiêu, giảm nợ, tiết kiệm để tích lũy tiền, bảo vệ tiền, bảo vệ tài sản, đầu tư để tăng trưởng tiền, thiết lập và lên kế hoạch đạt mục tiêu tài chính cá nhân, gia đình.

Quản lý tốt tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống chủ động, an toàn về tài chính trong thời gian hiện tại này và độc lập, tự do tài chính trong tương lai.

Nếu chúng ta không quản lý tốt tài chính thì chúng ta sẽ bị tài chính quản lý chúng ta. Khi đó chúng ta không có một cuộc sống chủ động, thoải mái. Ngược lại chúng ta bị động về tài chính: Bị lâm vào tình cảnh nợ nần, hoặc không tích lũy được tài chính, không có tài sản như mong muốn, không an toàn tài chính trong hiện tại, không độc lập và tự do tài chính trong tương lai.

Vì thế quản lý tài chính cá nhân là kiến thức và kỹ năng rất quan trọng đối với từng cá nhân và gia đình.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH.

Lập bảng báo cáo thu nhập và chi tiêu: Thống kê chi tiết các loại thu nhập và chi tiêu của cá nhân, gia đình. Tìm ra những chi tiêu bất hợp lý có thể cắt giảm ngay lập tức, những chi tiêu chưa quan trọng, chưa cần thiết cần phải được giảm thiểu.

Lập bảng cân đối kế toán của cá nhân, gia đình: Thống kê các loại tài sản và các loại nợ. Từ đó xác định cá nhân vững mạnh hay không vững mạnh về tài chính. Tính ra giá trị tài sản ròng hiện tại. Đánh giá tài sản ròng hiện tại có tương xứng với năng lực của chúng ta?

THIẾT LẬP MỤC TIÊU TÀI CHÍNH TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN

Những mục tiêu tài chính ngắn hạn: Giảm nợ hoặc an toàn tài chính, hoặc tăng mức sống, hoặc mua tài sản, hoặc có một số tiền lớn, hoặc tăng tài sản ròng.

Những mục tiêu tài chính dài hạn: Tăng tài sản ròng, hoặc mua nhà, hoặc đạt độc lập tài chính ở tuổi 45, hoặc tự do tài chính ở tuổi 50.

Ghi chú các mục tiêu phải SMART: Cụ thể, chi tiết, đo lường được, thách thức nhưng có thể đạt được.

LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Lập kế hoạch chi tiết cho các mục tiêu tài chính.

Những biện pháp giúp chúng ta thực hiện mục tiêu tài chính.

Tăng thu nhập bằng cách kiếm tiền với công suất cao nhất.

Giảm thiểu vay nợ. Trả ngay những món nợ vay lãi suất cao, những món nợ không cần thiết.

Tiết kiệm tiền trước khi chi tiêu.

Chi tiêu khôn ngoan. Sử dụng mô hình các lọ tiền, hay quy tắc 50/30/20.

Bảo vệ tiền, không để mất tiền.

Đầu tư tiền để tăng trưởng tiền.

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH

Quản lý tài chính cá nhân, gia đình nhằm đạt mục tiêu tài chính là một quá trình dài lâu, nên chúng ta cần phải tự giám sát quá trình thực hiện, đánh giá lại tình hình tài chính theo từng giai đoạn, phải cam kết hành động theo kế hoạch và luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra.


Thân ái
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Đọc nhiều

Kết nối với tôi

Hãy gửi cho tôi email của bạn, để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của tôi nhé!

Bài viết liên quan